THỜI KỲ HÌNH THÀNH (1875 - ĐẾN NAY)
F. CHA SỞ THỨ SÁU : CHA SỞ LOUIS-MARIE JOSEPH MARTIN (NGHI) (1901 – 1916)
- Sinh ngày 24/08/1851 tại Nimes
- 18 tuổi đăng vào quân đội giáo hoàng (chỉ vài tháng) ở Ý, sau đó giải tán đội binh, Ngài về Pháp
- Sau đó gia nhập Đại Chủng Viện Avignon
- 22/05/1875 chịu chức phó tế (Thầy Sáu)
- 29/09/1875 vào chủng viên Thừa Sai
- 23/09/1876 chịu chức linh mục
- 30/11/1876 đến Tây Đàng Trong
- Học tiếng Việt và phong tục tập quán Việt Nam ở họ Cái Mơn
- 1878 coi sóc họ đạo Rạch Dâu
- 1885 – 1890 : Coi sóc họ Chợ Lớn
- 1890 – 1892 : Coi xứ Bà Rịa, và xây nhà cha sở ở đó
- 18 tháng nghỉ ở Pháp vì đau yếu, Cha Lambert thay Ngài coi xứ Bà Rịa
- 12/1894 – 1896 : Trở lại coi sóc họ Bà Rịa
- 12/1896 – 1901 : Hướng dẫn các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Sài Gòn
- 1901 – 8/1916 : Cha sở Họ Đạo Búng
- 08/08/1916 : Qua đời đột ngột ở Sài gòn (lúc đi chữa bệnh)
+ Xây nhà cha sở hiện nay (1902) :
Một
tài liệu ghi rằng Cha xây nhà này bằng tiền của gia đình Cha ở bên Pháp
gửi qua. Còn Cha thì không ghi lại gì, nhưng trước khi viết bài khảo
sát này, về việc cha sở Giuse Nguyễn Tri Thơ xây nhà thờ có bán đi một
số bất động sản của họ đạo thì Cha rất lấy làm tiếc (‘On vendit alors,
ce qui est fort regrettable, les quelques biens fonds de la
chrétienté’). Sau này, khi viết về việc trả lương cho thầy cô ở trường,
cha cũng nói : ‘Ở Búng , tất cả tài sản đã được bán hết cách đây 20 năm
khi xây cất nhà thờ’(À Búng, tours ces biens ont été vendus il ya 20 ans
lors de la construction de léglise). Nhà cha sở được xây dựng trong
những điều kiện tốt đẹp, có một lầu, vào năm1902. Đến nay (2007), nhà
cha sở tròn 115 năm.
+ Hai trường học :
1 dành cho năm và 1 dành cho nữ. Các trường này được dựng bằng gỗ khá
tốt và mái lợp tranh. Tô phía bên ngoài nhà thờ (Còn phía bên trong nhà
thờ trước đó đã được cha Frison tô rồi).
+ Nhà thờ Bình Sơn (Họ Đạo Búng) :
Trước
khi chết (08/08/1916, cha Martin cho xây lại nhà nguyện phụ (La
Chapelle de secours) dưới tên gọi là nhà thờ Bình Sơn. Nhà thờ này được
thánh hiến trong thể do ĐGM Quinton ngày 21/02/1919 với thánh hiệu ‘Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp’ (24/05)
Trong
sổ rửa tội đầu tiên, trang 86, số 169, có ghi tên Tôma Đoàn Công Tửu,
con của ông Raymond Đoàn Công Huy và bà Anê Nguyễn Thị Nhiệm sinh
03/05/1877, ở Bình Sơn, Tổng Bình Chánh.
Như
vậy từ thành lập họ đạo Búng, thì Bình Sơn thuộc Búng, nhà thờ được cha
Martin cất sau (1916). Đến 19/02/1970 Bình Sơn được Đức Cha Thiên chính
thức nâng lên giáo xứ, cử cha Giuse Nguyễn Văn Cung làm cha sở đầu
tiên.
Cha
Martin ghi : Họ Búng đã cung cấp cho Giáo Hội Miền Nam Việt Nam 12 linh
mục, trong đó thật hãnh diện có một vị tử đạo : Chân phước (Á Thánh)
Phêrô Đoàn Công Quí (Lúc đó P. Quí được ĐGH Piô X phong Chân phước ngày
02/05/1909 và bài khảo luận của cha Martin được viết ngày
10/02/1911…NV). Cháu của Á Thánh là cha P. Triệu. Còn có các cha : Gia,
Dư, Cậy, Vật (3 cha Dư, Cậy, Vật đã qua đời khi cha Martin viết bài
này), Tự, Quí, Vàng, Trương, Lắm, Kiểm, Việc (cha Dư mất năm 1883, cha
Cậy mất năm 13/01/1902, cha Vật mất năm 1897).
+ Ở Dòng Kín có 6 nữ tu :
Ba người chết ở Sài Gòn, ba nữ tu còn lại đã đi Hà Nội để lập một tu
viện ở đó. Năm 1895, dòng Cát Minh (Carmel) Sài Gòn lập dòng Cát Minh Hà
Nội.
+ Ở dòng Thánh Phaolô : có 18 người
+ Ở 2 tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Chợ Quán : Có 15 người.
+ Với những con số trên, họ đạo Búng cho đến thời Cha Martin có 12 linh mục và 39 nữ tu.
Đời
cha Simon (1893 – 1895) báo cáo nói họ Búng có gần 1.500 giáo dân. Đến
thời cha Martin viết khảo luận này (10/02/1911) thì khoảng 18 năm. Vậy
số giáo dân có lẽ đã tăng thêm.
Về vấn đề đạo đức, cha Martin viết như sau (trích nguyên văn)
‘Có thể chia giáo dân ra thành 3 nhóm’ :
+ Những người sốt sắng : Tham dự thánh lễ hằng ngày và lãnh Bí Tích mỗi tháng hay thường xuyên hơn. Con số này khoảng 60 đến 80 người.
+ Những người thông thường : Phần đông giữ luật chung của Giáo Hội và rước lễ 1 hay 2 lần trong một năm.
+ Những người trễ nải :
Nói chung là giữ đạo bê bối, họ theo đạo vì cha họ đã theo đạo, và vì
họ đã được rửa tội rồi. Họ không ngần ngại đi làm việc ngày chủ nhật
(Thời đó, luật buộc nghỉ làm việc xác ngày chủ nhật). Thỉnh thoảng họ
bỏ lễ chủ nhật. Trong số này có khoảng 20 gia đình.
Tất
cả giáo dân đều biết những chân lý căn bản của đạo, nhưng trong nhà, họ
ít nói đến việc đạo. Các em nhỏ chỉ có thể được dạy cho biết đạo khi
đến học giáo lý trong các trường họ đạo.
Như
tôi đã nói trên, có 60 đến 80 người rước lễ đều đặn mỗi tháng, 5 hay 6
người rước lễ mỗi tuần, không có ai rước lễ thường xuyên. Nên biết cha
Martin ghi con số như trên về việc rước lễ, trong khảo luận viết ngày 10/02/1911 vì trước đó, ĐGH Piô X, ĐƯỢC GỌI LÀ Giáo Hoàng của Thánh Thể, ra sắc lệnh về Thánh Thể như sau :
- Sacra
Tridentína Synodus (20/12/1905) cổ võ việc siêng năng Rước Lễ và Rước
Lễ hằng ngày, miễn là sạch tội trọng và có ý ngay lành.
- Quam Singulari (04/08/1910) cho phép trẻ em xưng tội Rước lễ từ khi có tuổi khôn.
Ít
người đọc kinh vào ngày chủ nhật. Phần lớn họ đến khi đọc kinh xong và
Thánh Lễ sắp bắt đầu. Các ông chức việc không làm gương tốt về việc này.
Cách chung họ giữ luật kiêng việc xác ngày chủ nhật.
Về việc sùng kính, cha Martin viết tiếp :
+ Thánh Tâm : Thứ sáu đầu tháng có khoảng 70 đến 80 người rước lễ. Trong tháng Thánh Tâm (tháng sáu), người ta đọc kinh cầu trong thánh lễ.
+ Đức Mẹ :
Vì tháng Đức Mẹ (tháng năm) rơi vào mùa hái măng cụt, và phần lớn giáo
dân là người nhà nông, hoặc là người làm công nhật, nên tất cả không đến
dự được. Người ta làm việc kính Đức Mẹ vào buổi tối, có khoảng 100
người lớn dự, còn trẻ em học trò thì từ 200 đến 250.
Hội
Môi Khôi được thành lập trong họ đạo và có 130 thành viên. Trong tuần
có vài người đến nhà thờ lần chuỗi và trong tháng mười (tháng Môi Khôi)
có đông người hơn đến lần chuỗi trong nhà thờ. Mỗi chủ nhật đầu tháng
thì giáo dân đi kiệu Đức Mẹ. Trong một vài gia đình người ta lần chuỗi
trước khi đi ngủ. Trên bàn thờ Đức Mẹ, có một số của dâng chủ yếu là nến
sáp.
+ Thánh Giuse :
Hơi bị quên lãng. Ít chăm lo bàn thờ của Người. Trong tháng kính Người
(tháng ba) giáo dân dự thánh lễ đọc kinh cầu Thánh Giuse.
+ Thánh Antôn : Có một tượng của ngài và những ai muốn xin ơn thì đến dâng cúng, số tiền này không vượt quá 2 đồng mỗi tháng.
+ Các linh hồn trong luyện ngục:
Mỗi thứ hai người ta cầu lễ. Ngày 02/11 đối với toàn họ đạo là một ngày định ra để đi dự lễ.
Khoảng
một nửa giáo dân không xin lễ (cầu hồn) trừ khi trong nhà có người qua
đời, vì phần đông họ nghèo hay vì lơ là. Còn những người khác thì họ xin
lễ cho một Linh mục duy nhất.
Về giáo lý, Cha Martin nêu rõ :
‘Nói
chung các cô gái theo học giáo lý khá tốt. Còn thanh niên thì bỏ học
giáo lý từ khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức xong, khoảng 12 người sẵn sàng
tham dự. Một số bà con cũng đến dự lớp giáo lý này, các ông thì rất ít.
Các chức việc có khoảng 20 người, nhưng mới có 3 hay 4 người điều khiển đọc kinh tối’.
‘Giáo
dân không có địa vị cao, cũng không có tài sản lớn nên gây ảnh hưởng ít
đến lương dân ở quanh họ (phải nói lòng nhiệt thành nung đốt họ thì
không sốt nóng cho lắm), nhưng người lương gần bên họ từ lâu đã biết đến
đạo giáo của ta, nếu họ không theo đạo, chính vì họ không muốn trở lại’
‘Giáo
dân ít đi tìm các trẻ em ngoại đạo sắp chết, nhưng khi họ có dịp gặp
chúng, thì họ sẵn sàng cưu mang chúng. Nếu trẻ qua bú mẹ, thì họ sẵn
sàng nhận nuôi, nhưng nếu trẻ còn bú mẹ thì họ gửi chúng đến cô nhi viện
ở Lái Thiêu. Khi họ nhận nuôi thì nói chung họ chăm sóc và đối xử chúng
như con ruột của họ"(năm 1910, Cô nhi viện ở Lái Thiêu được thành lập
do cha sở Ernest Verney đến năm 1954 thì chuyển các em cho Cô nhi viện
Gò Vấp. Xem lịch sử nhà thờ Lái Thiêu, trang 21).
Cha Martin báo cáo như sau :
+ Bà Trà : có 90 giáo dân, không có trường học
+ Bình Sơn : Có một trường hỗn hợp (nam, nữ học chung) do một Thầy đã có gia đình đứng lớp. Tiền lương cho Thầy do các gia đình góp lại.
+ Búng :
Có hai trường : một dành cho nam và một dành cho nữ. Trường nam do một
Thầy cựu chủng sinh dạy. Ngoài giáo lý, còn dạy học, viết và bốn phép
tính. Tuy nhiên, không đạt kết quả nhiều vì còn một số con em bị lôi đến
trường, ngoài ra cha mẹ chúng không thúc giục chúng đi học và không
muốn cho chúng thức ăn giáo khoa. Trường nữ do một ông Biện đồng nhi
dạy. Cũng những môn học như trường nam, nhưng ít dạy cho viết và làm
tính.
Khi
việc truyền giáo được chính phủ trợ cấp, thì các em nữ được các Dì Thủ
Thiêm dạy. Khi không còn trợ cấp, tôi (cha Martin) bắt buộc phải đi tìm
thầy dạy trong giáo dân. Nhiều lần tôi nói với các chức việc để mời các
dì đến dạy, nhưng tôi luôn nhận được câu trả lời này: “Bẩm cha, chúng tôi nghèo”.
Để lập khoản tiền lương của các giáo viên, thì phải đóng góp nhưng cũng
không đủ để trả lương hoàn toàn, cho dù tiền lương của một cô giáo thật
tiết kiệm chỉ có 60 đồng. Có một năm, tôi phải gánh phí tổn này (năm
1902, chính phủ Pháp hủy bỏ trợ cấp hằng năm về trường học cho các nhà
truyền giáo ở Việt Nam . Xem tiểu sử ĐGM Lucien Emile Mossard)
Sau năm 1975, chính quyền trưng thu hai trường học trên, để lập thành trường Tiểu học, trung học.
Đến nay (2007) hai trường này được sửa chữa như sau:
+ Tháng
12/2006 trường nữ được sửa thành hội trường của họ đạo, hình thức hai
mái, ngói móc, 2 hành lang trước sau vẫn còn, còn dàn cây chịu nóc vẫn
còn tốt.
+ Trường
nam (sau đài Thánh Quí) trước đó chỉ có hai căn phòng, mái ngói móc như
trường nữ. Sau 1975, nhà nước dạy tiểu học và đập bỏ nó để xây các
phòng hiện đại hơn. Hiện nay (2007), vào mỗi chủ nhật các lớp Giáo Lý
Vào Đời học ở đây.
3. NHỮNG GHI NHẬN VỀ CHA SỞ MARTIN :
Suốt
đời cha giữ sự hăng say và tính ổn định của một chủng sinh. Cha lo việc
mục vụ một cách trung thành và được mọi người kính trọng….Tiết kiệm
trong những việc nhỏ, nhưng trái tim Cha bao la quảng đại đối với những
việc lớn lao.
Đức Giám Mục Mossard trong báo cáo năm 1916 có nhắc đến cha Martin như sau: “Cha
Martin dường như còn phải sống lâu dài nhưng đã bỏ chúng tôi vì cơn
bệnh bất ngờ, chỉ kéo dài 3 hay 4 ngày.” “Đầu tháng 8/1916, Cha đi Sài
Gòn để chữa bệnh đau ngực (angine), mong hết bệnh trở về Họ Đạo Búng sau
một vài ngày trị bệnh, nhưng bệnh tiến quá nhanh, 2 ngày sau khi nhập
viện của bác sĩ Angier, cha qua đời đột ngột ngày 08/08/1916, sau khi đã
lãnh các bí tích sau cùng.”
4. CÁC CHA PHÓ TRONG THỜI CHA SỞ MARTIN :
Trong
thời Cha Martin phục vụ tại họ Búng, có một cha phó giúp Ngài. Đó là
cha Giuse Quận. Trong khi ở Búng. Ngài đã cho diễn tuồng “Cố Du tử
đạo”(Cố Du sinh 1803, đến Lái Thiêu 1830, có đến Búng). Cha Phó Quận
dựng lầu chuông bằng cây ở bên đài Thánh Quí bây giờ. Cha qui tụ thanh
niên Hưng Định và An Thạnh để giúp việc nặng nhọc này.
Một Cha Phó khác: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Phuông
- Sinh 1861 ở Mỹ Tho
- Linh mục 1897 (lúc 36 tuổi)
- Qua đời 1919 (hưởng dương 56 tuổi)
- Dạy giáo lý rước lễ lần đầu cho ông Nguyễn Thới Linh năm 1911.
5. CÁC DÌ TRONG THỜI CHA MARTIN
Năm
1915. Cha Martin (Nghi) xin các Dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm về giúp họ
đạo. Bề trên là dì Maria Nguyễn Thị Hiếm gửi 2 dì trong hội dòng đến
Búng là:
+ Dì Maria Huỳnh Thị Lai.
G. CHA SỞ THỨ BẢY: CHA ANRÊ NGUYỄN VĂN MIỀU (1916 – 1925)
1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:
Sinh 1863 tại Gia Định, chịu chức linh mục năm 1893, phục vụ tại Búng 1916 – 1925. Ngài được phong chức linh mục năm 30 tuổi. Có rất ít tài liệu về Ngài, lúc 53 tuổi Ngài được bổ nhiệm làm cha sở họ Búng
2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ
Trong
suốt 9 năm tại Búng, Ngài đã làm nhiệm vụ của một chủ chăn nhiệt thành.
Đến 63 tuổi Ngài được đổi đi. Năm 1928, lúc Ngài đã 65 tuổi, Đức Giám
Mục Dumortier đã ghi lại như sau:
“Việc
mục vụ 1927 – 1928 khởi đầu bằng việc đặt một linh mục An-nam ở Côn
Đảo, nhà tù lớn nhất Đông Dương. Ngày 01/09, linh mục De Coopman, người
đã lo việc mục vụ này vừa là cha xứ nhà thờ chánh tòa Sài Gòn, cùng với
linh mục Anrê Miều, đáp tàu đến Côn Đảo, để giới thiệu người mục vụ mới
với Giám Đốc trại tù, và xin phép để cha có thể chăm lo cho những tù
nhân. Côn Đảo ở giữa biển, mất 15 tiếng đồng hồ đi tàu từ Sài Gòn ra đó,
và chỉ liên lạc với Miền Nam 3 lần mỗi tháng…..Trong số 2000 tù nhân,
gồm người An-nam, Cambốt, Trung Hoa, thì chỉ có khoảng 100 người công
giáo, nhưng rất nhiều công giáo trong số nhân viên dân sự và quân sự để
canh gác hay phục vụ nhà tù; Ngoài ra còn hy vọng đưa vào đạo công giáo
một số tù người lương dân, thiếu thốn sự an ủi. Cha Anrê Miều đã có 50
tân tòng. Chính quyền đã cho phép cha viếng thăm các trại tù mỗi chúa
nhật, và kêu gọi tù nhân sống đạo đức. Mỗi ngày cha có thể tự do thăm
các bệnh nhân ở các bệnh xá và cha đã rửa tội ở đó 5 người lớn sắp qua
đời.”
Như
vậy, với con số giáo dân trên 1500 đời cha Martin, thì trong 9 năm ở
Búng, cha Anrê Miều một mình phải lo toan về mặt mục vụ cũng khá vất
vả….Theo sổ rửa tội còn lưu tại họ đạo Búng, cha đã rửa tội:
Cha Anrê Miều ký sổ Rửa Tội từ 18/09/1916 đến 27/02/1925.
Các dì Mến Thánh Gía Thủ Thiêm luân phiên đến Búng trong thời gian cha Anrê là 34 dì.
Xem thêm: Hình các Chủng sinh thời Cha Anrê Miều
Họp mặt tại nhà thầy sở (Phòng) ngày 28 tết (28/12/Nhâm Tuất). Máy chụp hình của Thầy Phòng.
Hàng đứng từ trái qua: Truyền (Cha Phaolô Truyền), Kinh, Khâm (Đức Cha Khâm), Cân, Thường.
Hàng ngồi: Năng (Cha Phêrô Năng), Phòng
-
Thầy Cân ( Cháu của Cha Anrê Diên, anh của ông 9 Hiển): Từ chủng viện
Peanang về nhưng không được chịu chức vì Ông học Thôi miên, làm giáo sư
Anh văn ở Sài Gòn, một trong số rất ít trước thời kỳ 1940.
-
Thầy Phòng (Chú của cha Philipphê Binh): Bốn chức ở chủng viện Sài Gòn,
một trong số các ơn kêu gọi đầu tiên của Dòng Xitô Phước Sơn, nhưng ông
sớm qua đời tại đó vì bệnh rét rừng.