NHÀ CÁC DÌ MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM
CỘNG ĐOÀN BÚNG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐOÀN
“Nơi đây ơn huệ chứa chan
Chính là cuộc sống Chúa ban muôn đời”
Cộng
đoàn Búng là cộng đoàn khá lâu đời, nằm trong khuôn viên nhà thờ Búng,
cùng một dãy với trường Tiểu Học. Ngôi nhà trông cổ xưa, cũ kỷ nhưng
thật ấm lòng, ấm tình chị em với những sẻ chia trong cuộc sống. Hiện
nay, có ba chị em là Anê Thượng Thị Tiếp, Magarita Nguyễn Thị Tùng và
Têrêsa Nguyễn ngọc Vinh. Cả ba đều là người gốc Búng.
Thời
bà Maria Nguyễn Thị Hiếm làm Bề Trên (1910 – 1916), năm 1915 Linh mục
Martin Nghi xin các dì về để giúp họ đạo. Hai chị đầu tiên của cộng
đoàn là Anna Nguyễn Thị Hải và Maria Huỳnh Thị Lai.
Bà
Phanxica Rômana Nguyễn Thị Hơn (Út Hơn) là người quê ở Búng (sinh năm
1913) kể lại: “Khi các dì đến đây thì dì mới hai tuổi. Trong suốt thời
gian ấu thơ, dì chỉ nghe nói tới cha Giuse Quận là cha phó lúc bấy giờ.
Năm 1916 – 1924, cha Anrê Miều về đây coi sóc họ đạo. Năm 1925, dì lên
12 tuổi được chịu phép Thêm Sức và Bao Đồng cùng một lượt.
Năm
1925, Cha Keller về họ Búng (giáo dân thường gọi cha là ông cố Tây).
Thời gian này, số giáo dân ngày càng tăng, hầu hết bà con giáo dân ở đây
đều sinh sống bằng nghề làm chén và làm vườn. Trình độ của giáo dân còn
thấp không thể cộng tác được với cha sở trong việc dạy dỗ các thiếu nhi
trong họ đạo. Cha đã tạo điều kiện để các dì tham gia trong mọi sinh
hoạt của họ đạo, nhất là việc giáo dục các thiếu nhi. Nhờ đó số các em
ngày càng đông với những sinh hoạt đa dạng làm cho bộ mặt của họ đạo
thêm sinh động, vui tươi. Để có chỗ dạy các em, cha đã xây một ngôi
trường nhỏ nằm cạnh nhà các dì để tiện việc dạy và trông coi nhà cửa.
Ngoài ra các dì còn cộng tác với cha trong một số công việc như: Dạy
giáo lý, lo việc phòng thánh, tập hát ca đoàn và trông coi trẻ trong nhà
thờ.
Trong
khoảng thời gian cha Keller coi sóc họ Búng đã có rất nhiều chị em
luân phiên nhau đến cộng đoàn Búng phục vụ. Các chị cũng không làm gì
khác ngoài những việc đã kể trên. Chính cha đã giúp xây ngôi nhà gạch,
mái ngói mà các chị đang ở hiện nay. Hồi đo, các chị còn xài nước giếng
nhà cha sở.Hằng ngày, các chị phải qua nhà cha khiêng nước về nhà, có
khi huy động học trò phụ khiêng nước về chứa trong thùng phuy để xài dần
Bà
Têrêsa Avila Trần Thị Son (đã qua đời) cho biết: “Năm 1932, dì tới cộng
đoàn Búng, lúc đó dì 22 tuổi và mới khấn ra, nên được các dì giao cho
dạy lớp năm, dì lớn trong cộng đoàn lúc đó là bà Anna Nguyễn Thị Thân
(Mười Thân), bà rất dễ thương, vui vẻ luôn lo lắng cho chị em. Thời của
dì không có điện, chỉ xài đèn dầu thôi, các dì dạy học ngày hai buổi,
chỉ có một thánh lễ Misa vào buổi sáng, chiều các dì cho học trò vào nhà
thờ đọc kinh, viếng Chúa. Cha Nguyễn Thới Mậu ngày xưa là học trò của
dì”
Trong
giai đoạn từ 1948 – 1962, Dì Maria Nguyễn Thị Phánh và Dì Maria Phan
Thị Dược đóng góp rất nhiều cho công tác tông đồ, giáo dục và đào tạo ơn
gọi linh mục và tu sĩ.
Giáo
dân ở đây rất quan tâm, tín nhiệm và biết ơn các dì. Có những khó khăn
gì, họ đến chia sẻ, xin các dì hướng dẫn, góp ý. Thỉnh thoảng họ đến
thăm các dì với giỏ trái cây theo mùa.
Vào
các dịp hè (2 tháng) và tết (1 tháng) khi nhà Dòng nghỉ, các dì đi ghe
chở trái cây trong mùa của vùng Búng (măng cụt, chôm chôm, sầu riêng,
bòn bon,…).
Năm 1963, do nhu cầu mục vụ ngày càng nhiều cũng như việc dạy học phát triển, nhân sự của cộng đoàn đã tăng lên 5 người.
Năm
học 1963 – 1964, có hai em nhà tập được bề trên cho đi thử tại cộng
đoàn Búng. Đó là chị Agnes Đoàn Thị Nghĩa và chị Maria Nguyễn Thị Vậy.
Khi đó dì út Phánh phụ trách cộng đoàn, các dì dạy học: Cô Nghĩa dạy lớp
nhất, Dì Maria Bùi Thị Dưng dạy lớp nhì, Lớp ba Dì Maria Lê Thị Sinh,
lớp bốn Cô Vậy dạy ở bên trường Nam (hai phòng ở phía ngoài đường cạnh
nhà cha sở). Dì Maria Nguyễn Thị Phánh tập hát và lo đi chợ (trước đó dì
đã làm hiệu trưởng trường tiểu học Hưng Định nhiều năm)
Năm
1964, Dì Têrêsa Nguyễn Thị Huân đến cộng đoàn, nhận trách nhiệm hiệu
trưởng trường tiểu học Hưng Định của Nhà Thờ Búng, kiêm phụ trách dạy
lớp nhất của trường. Có khoảng 400 em học trò , từ lớp năm đến lớp nhất,
các dì dạy tất cả các lớp này.. Bên cạnh đó, cha sở còn mở thêm một
trường Trung Học nhưng chỉ có hai lớp đệ Thất và đệ Lục, thầy Tự phụ
trách. Đặc biệt các dì rất quan tâm đến các em lớp cuối cấp để giúp các
em thi tiểu học, hầu hết các em đều đạt kết quả tốt. Ngoài việc dạy tại
trường, các dì còn nuôi thêm khoảng 20 em nội trú từ xa đến đây học.
Nhưng
công việc chính của các dì bên cạnh công tác giáo dục là cộng tác với
cha sở trong việc mục vụ tông đồ: Các chị dạy giáo lý các cấp, giáo lý
tân tòng và giáo lý hôn nhân, lo việc phòng thánh, điều khiển ca đoàn và
sinh hoạt thiếu nhi……Đồng thời, quí dì tập cho các học trò có thói quen
đến với Chúa Giêsu Thánh Thể: Mỗi sáng vào giờ ra chơi các em đến viếng
Chúa, buổi chiều khi tan học thì ở lại đọc kinh. Thời gian này, phong
trào Nghĩa Binh Thánh Thể phát triển mạnh, làm cho sinh hoạt của họ đạo
thêm phần khởi sắc. Cuộc sống của các dì cứ thế trôi đi êm ả với nhưng
công việc thường nhật. Cho đến sự kiện 30/04/1975, một số các dì về tu
gia, số khác về Nhà Mẹ nên cộng đoàn còn lại các dì: Anna Nguyễn Thị
Tám, Anna Lê Thị kim Hoa, Anna Trương Thị Miều, Anê Cao Thị Cho và Anna
Nguyễn Thị xem vẫn tiếp tục công việc dạy học. Chẳng được bao lâu thì bà
Tám đến tuổi hưu nên phải trở về hội dòng.
Tháng
10/1976, nhà nước tiếp thu trường công giáo Hưng Định, các dì đành phải
tạm chia tay với việc dạy học, và bắt đầu với việc làm rẫy, làm
ruộng….Hoàn cảnh càng lúc càng khó khăn hơn, kinh tế cộng đoàn không đủ
sống, vì thế một số dì phải về tu gia còn lại dì Kim Hoa. Năm 1977, dì
Anna Huỳnh Thị Mai lúc đó đang tu gia, được bề trên gọi đến cộng đoàn
cùng với dì Kim Hoa phục vụ họ đạo.
Năm
1982, dì Kim Hoa được bề trên gọi đến cộng đoàn Bến Gỗ, dì Magarita
Nguyễn Thị Tùng về thay thế. Năm 1983, cộng đoàn có thêm dì Têrêsa
Nguyễn Ngọc Vinh.
Năm
1984, dì Anê Thượng Thị Tiếp từ cộng đoàn Bảo Lộc về hội dòng và được
bề trên gọi đến Búng. Ban ngày dì dạy học tại gia đình, buổi tối dì về
cộng đoàn sinh hoạt chung với chị em. Sau khi cha mẹ qua đời, vì số học
trò quá đông, nhà cộng đoàn lại chật, cộng đoàn xin dì tiếp tục dạy các
em tại nhà của gia đình dì đến nay.
Như vậy cho đến hôm nay đã có trên 145 chị em luân phiên đến giáo xứ Búng phục vụ.
Đến
cộng đoàn Búng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì lòng hiếu khách
của quí chị. Nhiều người lấy làm lạ: Tại sao cả ba chị đều ở Búng, mà có
thể hoạt động tông đồ được ở quê nhà, nhất là lại được giáo dân thương
mến và công tác rất đắc lực?. Phải chăng đó là sự quên mình của các chị,
hòa đồng và rộng rãi với người ngoài. Nói tới chị út Tùng, ai cũng nói
chị có “lính” nhiều lắm. Hô một tiếng là lính chị làm chu đáo. Còn những
học trò nào thuộcdạng “siêu quậy” cứ đưa xuống chị Năm Tiếp, một thời
gian sau em đó giống như”cậu học trò gia lễ”(hiền lành, lễ phép). Còn
chị Năm Vinh đúng là “em hiền như ma xơ”, lúc nào cũng thấy cười, nhưng
lại rất chu đáo trong bổn phận.
Sau
biến cố 1975, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cha sở Micae Nguyễn Văn Minh
và một phần may mắn là có một số chị em là người địa phương nên công tác
mục vụ cũng như việc dạy trẻ của cộng đoàn được xuôi chảy mặc dù cuộc
sống của các chị rất khó khăn vì tình hình xã hội chưa ổn định.
Đối
với việc mục vụ, các chị giáo lý các cấp, giáo lý tân tong và giáo lý
hôn nhân, lo việc phòng thánh, giúp ca đoàn và sinh hoạt thiếu nhi. Đặc
biệt, các chị còn hướng dẫn một số thanh thiếu niên trong họ đạo xác
định ơn gọi của mình.
Tại
Búng, chị tổng phụ trách Agatha Trần Thị xanh thành lập hiệp hội Mến
Thánh Giá Tại Thế vào ngày 27/02/2000 với khoảng 45 thành viên. Mỗi
tháng 2 chị trợ úy tại Nhà Mẹ đến giúp cho các hội viên: Chia sẻ lời
Chúa , tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời của Đấng Sáng Lập hoặc các đề tài
về cuộc sống gia đình, đời sống tông đồ….Hằng tuần, hội viên họp mặt
chia sẻ lời Chúa dưới sự hướng dẫn của quí dì tại cộng đoàn để giúp hội
viên thăng tiến hơn trong ơn gọi của những người yêu mến Thánh Giá Chúa
Giêsu. Các hội viên tham gia rất nhiệt tình và hiệp hội ngày một phát
triển.
Ngôi
nhà mái ngói cũ của cộng đoàn do cha Keller xây dựng đã xuống cấp trầm
trọng, rất dễ gây tai nạn. Bên cạnh đó, chị em gặp rất nhiều khó khăn,
thiếu thốn về mọi phương diện nhất là về cơ sở vật chất, ít nhiều ảnh
hưởng không tốt đến việc phục vụ, nên chị tổng phụ trách Agatha đã trình
bày với cha sở Micae về nhu cầu cấp thiết này và xin cha cho đất để làm
nhà cộng đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phục vụ tốt hơn. Cha
đã họp Ban Điều Hành họ đạo và đồng ý chấp thuận đề nghị này, ngày
05/01/2006, đệ đơn lên Đức Cha Phêrô giáo phận Phú Cường và chính thức
hiến tặng cho Hội Dòng một phần đất . Ngày 20/02/2006 là nghi thức đặt
viên đá đầu tiên bắt đầu công trình xây dựng. Ngày 13/07/2006 mừng tân
gia cộng đoàn.
Đầu
thế kỷ 21, vấn đề “di dân” là một điểm nóng, Giáo hội quan tâm, xã hội
quan tâm….Vì thế, nhờ sự trợ cấp 30.000 euro của kỹ sư Leopold Bachmann ở
Thụy sĩ, chị Agatha Trần Thị Xanh quyết định lập nên nhà di dân Lâm
Bích tại Búng, ngôi nhà này được khánh thành ngày 26/02/2005.
Mục
đích nhà trọ di dân Lâm Bích, là tạo điều kiện cho các thiếu nữ nghèo
từ các nơi xa có nơi trọ an toàn, đồng thời hội dòng còn cho các dì đến
giúp các thiếu nữ về nhiều phương diện : Nâng cao kiến thức về nhân bản,
chăm sóc sức khỏe và những vấn đề xã hội, dạy nghề
Với
một tấm lòng vì Chúa, vì Hội Dòng, và vì các linh hồn, cộng đoàn Búng
đã luôn như là ngọn đèn luôn cháy sáng giữa những người thân quen, giữa
anh em lương dân, nối kết tình thân để muôn lòng như một, dệt nên bản tình ca: Tất cả là hồng ân.
2. DANH SÁCH CỘNG ĐOÀN BÚNG (ĐÃ VÀ ĐANG PHỤC VỤ HỌ BÚNG):
|
|
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Hải
|
|
|
|
Maria
|
Huỳnh Thị lai
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nghiêu
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Sáng
|
|
|
|
Maria
|
Dương Thị lành
|
|
|
|
Maria
|
Trần Thị Sĩ
|
|
|
|
Lucia
|
Nguyễn Thị Vững
|
|
|
|
Anê
|
Nguyễn Thị Khi
|
|
|
|
Madalena
|
Phan Thị Thiên
|
|
|
|
Anê
|
Dương Thị Trường
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Thơ
|
|
|
|
Elisabeth
|
Lê Thị Tứ
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Út
|
|
|
|
Madalena
|
Nguyễn Thị Trọng
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Út
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Vẹn
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Giỏi
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Hải
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Kỷ
|
|
|
|
Anê
|
Lê Thị Như
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Thân
|
|
|
|
Anna
|
Võ Thị Cần
|
|
|
|
Madalena
|
Nguyễn Thị Ly
|
|
|
|
Madalena
|
Trần Thị Phép
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Vẹn
|
|
|
|
Anna
|
Lê Thị Bình
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nhựt
|
|
|
|
Maria
|
Phạm Thị Bông
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Quế
|
|
|
|
Maria
|
Trần Thị Sĩ
|
|
|
|
Lucia
|
Nguyễn Thị Cát
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Nên
|
|
|
|
Matta
|
Võ Thị Thạch
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nguyệt
|
|
|
|
Clara
|
Nguyễn Thị Quang
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Thơ
|
|
|
|
Anna
|
Trần Thị Sâm
|
|
|
|
Maria
|
Võ Thị Dần
|
|
|
|
Madalena
|
Phan Thị Thiên
|
|
|
|
Clara
|
Nguyễn Thị Quang
|
|
|
|
Anna
|
Lê Thị Tú
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Thân
|
|
|
|
Lucia
|
Dương Thị Tồn
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Lưỡng
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Đại
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Hạnh
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Trung
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Ra
|
|
|
|
Elisabeth
|
Đặng Thị Đắc
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Sâm
|
|
|
|
Rôsa Lima
|
Lê Thị Hồng
|
|
|
|
Têrêsa Avila
|
Trần Thị Son
|
|
|
|
Madalena
|
Dương Thị Bền
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Nguyễn Thị Quế
|
|
|
|
Anê
|
Trần Thị Nga
|
|
|
|
Rôsa Lima
|
Lê Thị Hồng
|
|
|
|
Elisabeth
|
Trần Thị Phòng
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Xiêm
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Sang
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Vọng
|
|
|
|
Madalena
|
Trần Thị Nghi
|
|
|
|
Maria
|
Hồ Thị Đồng
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Sâm
|
|
|
|
Maria
|
Châu Thị Nghiêm
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Phánh
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Trung
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Vẹn
|
|
|
|
Maria
|
Võ Thị Dần
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Mẹo
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nhựt
|
|
|
|
Anna
|
Lê Thị Phước
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Miêng
|
|
|
|
Helène
|
Lê Thị Mười
|
|
|
|
Catarina
|
Nguyễn Thị Trang
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Triêm
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Phước
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Sang
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Muồi
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Thiên
|
|
|
|
Maria
|
Đoàn Thị Thường
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Cúc
|
|
|
|
Maria
|
Phạm Thị Đời
|
|
|
|
Julia
|
Nguyễn Thị Kính
|
|
|
|
Maria
|
Dương Thị Lại
|
|
|
|
Matta
|
Đào Thị Linh
|
|
|
|
Maria
|
Trần Thị Tốt
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Hiền
|
|
|
|
Anê
|
Trần Thị Nga
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Thiên
|
|
|
|
Maria
|
Mai Thị Tỵ
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Cúc
|
|
|
|
Clara
|
Nguyễn Thị Quang
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Ràng
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Rở
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Hiển
|
|
|
|
Margarita
|
Lê Thị Đức
|
|
|
|
Maria
|
Châu Thị Nghiêm
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Phánh
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Miêng
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Thăm
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Nở
|
|
|
|
Maria
|
Phan Thị Dược
|
|
|
|
Anê
|
Nguyễn Thị Hiển
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Lên
|
|
|
|
Anna
|
Lâm Thị Nhạn
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Tình
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Mười
|
|
|
|
Anê
|
Trần Thị Nga
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Nguyễn Thị Cảnh
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Qúi
|
|
|
|
Anna
|
Dương Thị Thảo
|
|
|
|
Anna
|
Trần Thị Hiền
|
|
|
|
Elisabeth
|
Lê Thị Bạc
|
|
|
|
Matta
|
Võ Thị Thạch
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nhường
|
|
|
|
Maria
|
Bùi Thị Dưng
|
|
|
|
Lucia
|
Đỗ Thị Chơi
|
|
|
|
Matta
|
Lê Thị Thà
|
|
|
|
Maria
|
Bùi Thị Ân
|
|
|
|
Maria
|
Lê Thị Sinh
|
|
|
|
Anê
|
Đoàn Thị Nghĩa
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Vậy
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Nguyễn Thị Huân
|
|
|
|
Lucia
|
Hoàng Thị Vinh
|
|
|
|
Matta
|
Nguyễn Thị Lành
|
|
|
|
Madalena
|
Nguyễn Thị Sanh
|
|
|
|
Anê
|
Cao Thị Cho
|
|
|
|
Maria
|
Lương Thị Thương
|
|
|
|
Elisabeth
|
Nguyễn Thị Hậu
|
|
|
|
Giênôvêpha
|
Lê Thị Siêm
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Vậy
|
|
|
|
Anna
|
Trần Thị Ngữ
|
|
|
|
Anê
|
Võ Thị Tiến
|
|
|
|
Maria
|
Nguyễn Thị Khi
|
|
|
|
Anna
|
Lê Thị Kim Hoa
|
|
|
|
Anna
|
Trương Thị Miều
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Tám
|
|
|
|
Anê
|
Thượng Thị Tiếp
|
|
|
|
Maria
|
Hồ Thị Hiển
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Xem
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Hà Thị Tịnh
|
|
|
|
Anna
|
Huỳnh Thị Mai
|
|
|
|
Margarita
|
Nguyễn Thị Tùng
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Nguyễn Ngọc Vinh
|
|
|
|
Anê
|
Thượng Thị Tiếp
|
|
|
|
Têrêsa hài Đồng
|
Nguyễn Ngọc Vinh
|
|
|
|
Anna
|
Nguyễn Thị Nhung
|
|
|
|
Têrêsa
|
Đặng Thị Minh Ngân
|
|
|