1.
Về song thân của cha Phaolô Đạt
Theo gia phả
nhận được, cha Phaolô Đạt là con của ông Đoàn Công Qui.
Còn theo sổ
rửa tội ở giáo xứ Búng, ông Đoàn Công Huy và bà Nguyễn Thị Nhiệm đã sinh ra và
rửa tội ở Búng bảy người con, trong đó ông Tôma Đoàn Công Tửu sinh 03/05/1877
là cùng năm sinh với cha Phaolô Đạt.
Vậy theo sổ
rửa tội Búng, cha Phaolô Đạt không phải là con ông Đoàn Công Huy.
Và, trong
quyển “ Les prêtres indigènes” ở Tòa Tổng giám Mục TP HCM thì cũng không có tên
của song thân cha Phaolô Đạt, trong sổ này chỉ ghi cha Phaolô Đạt sinh năm 1877
ở Bình Sơn; sau đó ghi các năm Cha Phaolô Đạt chịu chức linh mục, nhậm xứ và
hưu dưỡng ở Chí Hòa và năm mất.
Tóm lại, đây
là vấn đề còn mở ngõ để tìm thêm tài liệu và xác minh cho đúng.
2.
Về thiên tài âm nhạc của cha Phaolô Đạt
Trong số 10
bài được trích ra thì có 2 bài
“Ớ lưỡi” có
ghi “ Bố Mua 5-6-1893” và “ Tán tụng” có ghi “ tại Bố Mua 8-7-1902”.
Như vậy cha
Phaolô Đạt đã sang tác bài “Ớ lưỡi” lúc 16 tuổi (1893 – 1877) trước khi chịu
chức linh mục 23/09/1911 (lúc 34 tuổi) và bài “Tán tụng” được sang tác lúc 25
tuổi.
Chú ý: cả 2
bài trên được ghi là ở Bố Mua (nay là giáo xứ Vĩnh Hòa, thuộc huyện Phú Giáo,
giáo phận Phú Cường). Giáo xứ Bố Mua trước đó có những người công giáo ở xứ
Búng tới và là những người góp phần tạo ra giáo xứ nầy. (xem: giáo xứ Vĩnh Hòa
trong Kỷ yếu giáo phận Phú Cường 1965 – 2005)
Những bài
kèm theo trong quyển này được trích từ:
+ 8 bài đầu
trích từ quyển “ vào cung thánh 1,2” ở Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse, Sài Gòn,
nhân dịp lễ Bách chu niên 1863 – 1963, lúc đó cha Phêrô Nguyễn là Cha phụ trách
Thánh Nhạc ở Tiểu Chủng viện (Ngài xuất thân ở Lái Thiêu).
+ 2 bài cuối
(Nửa đêm và Kính nguyện Chúa Thánh Thần) trích từ tuyển tập “ Thánh Ca Việt
Nam, 2010”.
P.T
NHỮNG VỊ
TIỀN PHONG KHỞI
XƯỚNG PHONG TRÀO
HÁT TIẾNG VIỆT TẠI CÁC ĐỊA PHẬN MIỀN NAM
Bài của
Đức Cha Phanxicô xaviê Trần Thanh Khâm
Đức Cha
Phanxicô xaviê Trần Thanh Khâm trước kia là một “organiste” của “ Nhà thờ Đức
Bà” tức “ Vương Cung Thánh Đường Sàigòn”. Ngài rất yêu Thánh nhạc và đã khuyến
khích nâng đỡ Thánh nhạc cũng như các nhạc sĩ Công giáo Việt Nam rất nhiều.
Ngài có quan niệm rộng rãi là: “Thời gian sẽ trả lời bài hát nào có giá trị…”,
nên ngài rất “nhân từ” trong việc kiểm duyệt, ban Imprimatur, đúng nghĩa là một
hiền phụ đáng kính.
Đặc biệt
đáp lời thỉnh cầu của chúng tôi, Ngài còn trực tiếp viết bài “Những vị tiền
phong khởi xướng phong trào hát tiếng Việt tại các địa phận miền Nam” mà chúng
tôi hoan hỉ được đăng dưới đây, để quí đọc giả được dịp hiểu rõ những bước đầu
của nền Thánh nhạc tại các địa phận miền nam…
Nhân dịp
nơi đây, UBTH chúng con xin được dâng lên Đức Cha Phanxicô , lời tri ân thành
kính sâu xa của cả UB chúng con.
TTK/UBTNVN
Cho đến năm
1910 tại các địa phận miền Nam chưa có bài hát được phổ nhạc theo qui nhạc Âu
Châu để hát trong nhà thờ, bởi thế dịp lễ trọng hay các buổi rước kiệu, người
ta chỉ hát những bài hát có sẵn bằng tiếng Latinh hay tiếng Pháp tùy địa
phương, giáo dân không được trực tiếp tham gia những lời kinh nguyện đó, thành
thử nếu tâm hồn giáo dân có được phấn khởi là nhờ những nghi lễ tôn nghiêm sầm
uất bên ngoài mà thôi.
Người khởi
xướng bài hát ca đạo bằng tiếng Việt Nam là Cha Phêrô Tự, một nhà văn và thi
sĩ. Khi về nhận họ Tân Qui năm 1910, nhờ được
rỗi rảnh phần nào, ngài đã bắt đầu phổ nhạc theo cung điệu Âu Châu các bài ca
ngợi Trái Tim Chúa Giêsu và Đức Bà, tất cả ngót 100 bài.
Trong việc
sang tác này, ngài đã nhờ sự cộng tác rất đắc lực của hai vị linh mục trẻ là
cha Gabriel Long và cha Phaolô Đạt, cả hai vị rất có năng khiếu về nhạc Âu
Châu, hơn nữa hai vị cùng làm giáo sư tại chủng viện Sàigòn. Nhờ sự sống chung
tại chủng viện tạo cơ hội cho công việc sáng tác của hai ngài được dồi dào
phong phú nhất thời ấy, và đồng thời bành trướng phong trào hát tiếng Việt
trong nhà thờ và các cuộc rước kiệu Mình Thánh và Đức Mẹ.
Lối năm 1918
các ngài cho phổ biến bằng cách in polycopie các bài ca ngợi trái tim và Đức
Mẹ, được giáo dân hưởng ứng nồng nhiệt, và khi hát lên các bài ca đó, họ nghe
hiểu hết ý nghĩa lời kinh nguyện của mình.
Từ đó ngài
bắt đầu sáng tác những bài hát bất hủ như: “Nữa đêm mừng Chúa ra đời…” “Kinh
nguyện Chúa Thánh Thần”, “Tôi kính lạy Chúa Giêsu”, “Tán tụng Ngôi cao Thiên
Chúa”,vv….Trong cách sáng tác của các ngài, có cái đặc biệt là không bao giờ
các ngài đặt ra lời, nhưng chỉ chọn những bài kinh có sẵn trong sách Mục Lục đã
được giáo quyền cho phép đọc trong nhà thờ rồi phổ nhạc lên, làm như thế được
lợi là tránh được sự kiểm duyệt phiền phức và giáo dân được nghe hiểu rõ rang
lời kinh mình đã thuộc trước.
Đang lúc
phong trào hát tiếng Việt được bành trướng mãnh mẽ, lối năm 1925, cũng có xuất
hiện ít nhiều tác giả nhạc Công giáo gồm tu sĩ và giáo dân, nhóm tu sĩ thuộc
dòng Kytô Vương, nhóm giáo dân phần đông là cựu chủng sinh. Các tác giả đi
ngược đường lối các linh mục trên, vì họ không lấy nhuững bài kinh đã có sẵn mà
phổ nhạc, họ lấy những bài nhạc đã có sẵn bằng tiếng Latinh hay tiếng Pháp, rồi
phóng tác các bài đó ra tiếng Việt Nam. Nhiều bài vì tác giả được cảm hứng nên
hát lên nghe cũng khá thâm trầm lâm ly. Về bên tác giả giáo dân cũng đưa ra
nhiều bài hát được chấp thuận. Trong số có bản “kịch Sinh Nhật” rất được
các họ đạo ưa thích cho đến nay.
Đó là chút
lịch sử về âm nhạc đạo của các địa phận miền Nam./.
Patriciô
Nguyễn Văn Tiền
(Sưu tầm
& Biên soạn)