·
Sinh năm: 1865
·
Tại: Họ Đạo Búng, Hưng Định, Lái Thiêu
·
Thụ phong Linh Mục : 1895
·
Năm 1895 – 1908: Phục vụ ở họ Tân An. Quản
họ Ba Giồng
o Thành lập Họ đạo Kinh
Cùng, huyện Tân Thạnh, Long An:Từ năm 1898 – 1905, cha Phêrô Lê Quang Tự,
cha sở Tân An , quản họ đạo Ba Giồng, đã dẫn một nhóm bổn đạo đi lập nghiệp gồm
sáu ông: Câu Các, Biện Vạn, Biện Mạnh, Giáo Tần, Hồ Văn Bá và Trần Văn
Kiểu.Bồng bềnh trên sông Vàm Cỏ Tây, các vị tiền bối lần lượt thăm dò vùng đất
Tân Đông, Cái Ràng, tiếp tục nghiên cứu Nước Trong, định tâm khai thác vùng đất
Sông Xoài (Thuận Nghĩa Hoà ngày nay). Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm vùng
đất được một năm và công việc làm ăn thất bại, các vị tiền bối quyết định ra
đi, tiến về phía Tây, lần theo con kinh dày đặc lục bình, cảnh vật hoang vu.
Các Ngài phó thác và đi, khi con kinh đã cùng, không còn di chuyển được nữa,
các Ngài dừng chân nơi đây. Địa danh Kinh Cùng đã khai sinh từ đây. Dừng chân ở
Kinh Cùng, việc đầu tiên là các Ngài che một túp lều “Giao Uớc” để gặp gỡ Đấng
Tối Cao. Lều “Giao Uớc”đầu tiên toạ lạc trên phần đất ở bờ bắc Kinh Cùng, đối
diện nhà thờ hiện tại, trên đường vào Kinh Đạo hiện nay. Không bao lâu sau, lều
“Giao Uớc” bị hoả hoạn, các Ngài che lại “Giao Uớc” thứ hai.
Những mùa lũ của vùng Đồng Tháp Mười đã đưa Cha Phêrô Tự trôi dạt về họ đạo Tân
Qui. Sài Gòn.(Kỷ yếu GP Mỹ Tho)
·
Từ năm: 1908 – 1930 : Cha sở họ Tân Qui
o Năm 1922 xây nhà thờ
Tân Qui hiện nay
·
Năm 1930 – 1934: Cha sở họ Gò Công.
·
Năm 1934 – 1948: Phục vụ các họ Tân An,Thủ Thừa, Nước
Trong...,
o Thành lập họ đạo Nước Trong: Vào năm 1936 do bà
Sáu Chiếu đi bán thuốc tễ (bà Sáu là họ hàng của Cha Lê Quang Tự - Cha sở Tân
An). Bà đến Nước Trong để giảng đạo cho cho một số bà con lớn tuổi: Gioakim
Nguyễn Văn Sáu, Giuse Nguyễn Văn Tuấn, Anna Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Thị Cam,
Nguyễn Văn Dâu.Vào năm 1937, cha Tự đã cất nhà thờ bằng cột tràm, mái lợp bằng
đưng để qui tụ bà con đến đọc kinh. Cũng trong năm này Thầy Denis đến dạy giáo
lý cho số bà con nêu trên và Cha Carolo Nhơn ở Ba Giồng đến rửa tội. Từ Năm
1938 - 1948, hai Cha Tự và Carolo Nhơn coi sóc. Đến năm 1949, nhà thờ bị máy
bay bỏ bom cháy. Sau đó, giáo dân tiếp tục xây lại nhà thờ để có nơi cầu
nguyện.Năm 1938, cha Tự có mua 28 mẫu đất chia cho giáo dân canh tác, đến nặm
1960, do chiến tranh nên nhà thờ được dời đến khu trù mật Tuyên Nhơn cất tại
ngọn Rạch Tràm.(Kỷ yếu GP Mỹ Tho)
·
Qua Đời:29/09/1949
·
An Táng tại:Nghĩa Trang các Linh Mục Chí Hòa
Nhà thờ Tân Qui