·
Sinh năm: 1912
·
Tại: Họ Đạo Búng,
Hưng Định, Lái Thiêu
·
Thụ phong Linh
Mục : 1938
·
Năm 1938 - 1945:
Phục vụ các họ đạo Chánh Tòa Sài Gòn và Mỹ Tho.
·
Năm 1946 – 1949:
Cha phó họ đạo Hiệp Hoà. Quản họ Rạch Thiên
·
Năm 1949 -
1956: Cha sở họ đạo Hiệp Hoà
·
Năm 1956 – 1977:
Cha sở họ đạo Vũng Tàu.
o Hiệu trưởng
Trường Trung học Tu thục Thánh Giuse Vũng Tàu
o Quản hạt Vũng
Tàu
·
Năm 1977 – 1990:
Hưu dưỡng
·
Qua đời:
03/05/1990, tại TGM Sài Gòn
·
An táng tại:
Nghĩa trang họ đạo Búng
Cha
Phaolô Tri (đeo kính), năm 1968
Bài Viết liên quan:
Tượng
đài Đức Mẹ Bãi Dâu
Trung
tâm hành hương Giáo phân Xuân Lộc
Năm 1926, Sườn núi và khu đất bằng khoảng 10
mẫu, khởi đầu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng
Tàu, ghi danh khai thác với nhà nước từ ngày 9 tháng 4 năm 1926. Liền sau đó
(14.4.1926) ông Lương chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân
(quốc tịch Pháp, chức vệ úy). Cũng năm 1926, ông bà Vệ Ân xây nhà nguyện đá,
bên cạnh là “kim tĩnh” mong sau này được chôn cất tại đó (nhưng sau này hai ông
bà dời đi Bà Rịa và qua đời ở đấy).
Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Nguyễn Hồng
Ân dâng nhà nguyện và đất đai cho hội Thừa Sai Paris. Hồi ấy, Vũng Mây còn là
rừng rậm, khỉ ho cò gáy, ít người dám lui tới, cọp đôi khi còn về tìm mồi, khỉ
thường chạy tung tăng chặn lối đi. Đến sau các cha thừa sai cho phá rừng, trồng
dâu nuôi tằm, để tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở đây: Bãi Dâu, tên có
từ đấy.
Năm 1962, chính năm khai mạc thánh Công Đồng
Vaticanô II, tháng 10 năm 1962 tại Bãi Dâu Vũng Tàu, cha chính xứ kiêm quản hạt
Phaolô Nguyễn Minh Tri xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn lành cao 7 mét trên
sườn núi.
Năm 1963, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tòa
Giám Mục Sài-Gòn làm phép khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ Ban Ơn.
Ngày 04.10.1965 Giáo Phận Xuân Lộc được thành
lập. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã chính thức công bố Bãi Dâu
là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Xuân Lộc, ngài cho cất 14 đàng Thánh giá,
xây nhà nghỉ mát, và đã nhiệt tình tổ chức các cuộc hành hương trọng thể kính
Đức Mẹ Maria. Nhiều người giáo dân trong Giáo Phận không bao giờ quên được cuộc
cung nghinh Đức Mẹ của toàn giáo phận vào tháng 5.1973. Hằng mấy chục ngàn
người và hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ tuốn về Bãi Dâu cử hành một cuộc rước kiệu
lớn nhất lúc bấy giờ để tôn vinh Đức Mẹ. Các vị Giám Mục kế nhiệm tiếp nối làm
cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.
Năm 1992, ngày đầu năm, kính Đức Mẹ Thiên
Chúa, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá
trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài đuợc thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên
Chúa cao 25 mét, kể cả Chúa Con 27,5 mét.
Năm 1994, Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã
được làm phép và khánh thành ngày 31.12.1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân
Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống
chân núi, nhuờng chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1 (một) ngàn nguời, đã
duợc kiến thiết. Mặt bằng phía duới đã đuợc cải tạo, thành một công truờng có
khả năng chứa 100 (một trăm) ngàn nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng
bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày
10.03.1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành.
Ngày nay, người người tìm về Bãi Dâu để cầu nguyện và kính viếng đất Mẹ càng
ngày càng đông.
Tượng
đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng ở Vũng Tàu
Nằm chót vót trên đỉnh núi Nhỏ, tượng
đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách
toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu.
Năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Tri cùng với
bà con giáo dân Vũng Tàu khởi công xây dựng một tượng đài Chúa Kitô, theo dự
kiến cao khoảng 10m, đặt trên bệ cao 5m ngay tại mũi Nghinh Phong dưới chân núi
Nhỏ. Công việc xây dựng đang tiến hành thì bị gián đoạn vào năm 1973, đại tá
thị trưởng Vũng Tàu ra lệnh ngưng mọi công tác xây dựng do khiếu nại của Giáo Hội
Phật Giáo cho rằng địa điểm này được dành cho GHPG . Để giữ hòa khí giữa hai
tôn giáo , các cuộc họp được tổ chức và kết quả bản thỏa hiệp được ký kết và
ngày 16 -02- 1974 Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng các công trình tôn giáo trên
ngọn núi Tao Phùng với diện tích là 10 mẫu và để lại mũi Nghinh Phong ( Ô Quắn
) cho Giáo Hội Phật Giáo toàn quyền sử dụng.
Năm 1974, tượng đài Chúa Kitô được xây dựng
lại trên đỉnh núi Tao Phùng thuộc dãy núi Nhỏ với diện tích rộng lớn 10 hécta.
Do thay đổi vị trí nên tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng được thiết kế lại để
phù hợp với độ cao mới và sự khắc nghiệt của khí hậu gió mùa nhiệt đới. Việc
thay đổi này đem lại sự khó khăn về tài chính cũng như những điều kiện khác
trong việc xây dựng. Tuy nhiên, công việc vẫn được tiến hành dưới sự chỉ đạo
của cha Phaolô Nguyễn Minh Tri và sự giúp đỡ về tài chính của ông bà Lê Quang
Tuyến. Công việc điều hành thi công do họa sĩ kiêm điêu khắc gia Văn Nhân và kỹ
sư Nguyễn Quảng Đức cùng với 50 công nhân lành nghề thực hiện.Công việc đươc
bắt đầu , dự định sẽ đào móng sâu 6m , nhưng mới được 3m thì đụng nền xi măng
cứng ngắt . Anh em quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường
tiến xuống , chưa biết dày mỏng bao nhiêu của một khoảng trống phía dưới .Vạch
một vòng tròn to anh em quyết tâm chọc thủng để thăm dò phía sâu hơn , chọc
thủng được chướng ngại vật , một người ngồi gọn trong cái thúng để anh em buộc
dây thả xuống khoảng trống tối om phía dưới . Thật bất ngờ và lạ lung : Đây là
một hệ thống địa đạo được che chắn bằng xi măng cốt thép , chổ bị chọc thủng
đây chính là lối đi ở giữa của hai dãy phòng , mỗi bên gồm 7 phòng , mỗi phòng
dài 7 thước rộng 4 thước . Không còn nghi ngờ gì nữa , đây là hệ thống phòng
thủ do người Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây . Rải rác trên sườn núi,
người ta thấy các cửa hầm dẫn vào khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉnh Tao Phùng
, tất cả bị cỏ cây che phủ . Như vậy móng của tượng đài phải xuống sâu hơn ,
qua khoảng trống của căn hầm và đụng đất , hoàn toàn bất ngờ đối với những
người thi công . Ngày nay khi du khách đến tham quan tượng đài đều thấy hai
khẩu thần công được đặt trên núi từ thưở nào , bên cạnh là tấm bảng của bảo
tàng Bà Rịa _ Vũng tàu với những hàng chữ : ‘ Di tích lịch sử – trận địa pháo
núi nhỏ , xây dựng cuối thế kỷ 19 , hoàn thành năm 1905 , công trình quân sự
trong hệ thống phòng thủ chiến lược của Pháp tại Vũng Tàu “ . Giải quyết xong
phần móng của tượng đài , mọi người bắt tay vào việc với khí thế hào hứng . Vào
những ngày cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai , tháng 4 -1975 ,
công việc như dồn dập hơn . Tượng đài phải được hoàn tất để Đức Giê Su chừng
kiến sự chuyển mình sang một trng sử mới của con dân đất Việt Tiếng đạn pháo
mỗi ngày một gần mọi người hối hả và ở đây trên đỉnh Tao Phùng công việc xây
dựng tượng đài đang ở vào giai đoạn chót . Tượng được mài từ cao xuống thấp ,
cẩn thận và tỉ mỉ , mài đến đâu gỡ giàn giáo đến đó. Một vị linh mục cao tuổi ,
có lẽ là người duy nhất đã trèo lên ôm hôn mặt chúa trước lúc giàn giáo được
tháo gỡ . Ông xúc động cầu nguyện cho quê hương vào giờ phút lịch sử , , ông
dâng đồng bào vào vòng tay mở rộng của Chúa . Ông cũng như đa số đồng bào của
ông , chẳng mấy ai hiểu được sự chuyển mình của đất nước ..
Tháng 4- 1975 , lịch sử đất nước sang trang ,
Quê Hương hòa bình thống nhất , tưởng rằng công việc sẽ được thuận lợi hơn sau
khi đã hoàn tất tượng Chúa . Còn bao vịec phải làm , các bức phù điêu ở phần
chân đế tượng , bậc thang dẫn từ chân núi lên đỉnh Tao Phùng , hoa phải được
trồng thêm , cỏ hoang cần phải cắt xén …tất cả đều phải tạm ngừng , những ngổn
ngang sau một cuộc chiến dài cần có thời gian để thu dọn , sắp xếp , từ lòng
người tới cuộc sống .Thế là bức tượng Chúa GiêSu Vua tuy đã được hoàn tất nhưng
cô quạnh trên đỉnh Tao Phùng , vào thời gian này, tháng 5 – 1980 người ta phát
hiện thấy hệ thống thu lôi bằng dây đồng của tượng bị mất cắp . Không thể để
bức tượng chơ vơ giữa mưa giông sấm chớp mù trời vào mùa mưa , cha Phêrô Trần
Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu đã trình bày với các cha trong hạt và xin cha quản
hạt làm đơn gởi lên chính quyền địa phương xin tu bổ và hoàn tất tượng đài .
Đơn xin không được hồi âm và sau nhiều lần vận động đến năm 1992 chính quyền
cho phép sửa chữa , tu bổ lại tượng Chúa . Lúc này Đất nước đang vào thời kỳ
đổi mới , Thành phố Vũng Tàu đang trở thành một trung tâm du lịch lớn ,, không
lẽ để tượng đài lớn nhất thế giới này trong tình trạng hoang phế trước mắt du
khách mỗi ngày một đông đổ về Vũng Tàu . Lại một lần nữa dưới sự chỉ đạo của
ban xây dựng giáo phận và các cha cúng toàn thể thợ , những cánh tay thành tâm
công quả bất kể mưa nắng , một khối lượng công việc khổng lồ phải tiếp tục hoàn
tất sau gần 20 năm bỏ hoang phế …tu bổ tượng chúa GiêSu , thực hiện bốn bức phù
điêu đặt ở bốn mặt chân tượng chúa, tượng đài Đức Mẹ ôm xác Chúa ( Pieta ) ngay
trước tượng đài Chúa Giêsu , hoàn tất lối lên từ chân núi Tao Phùng , trồng hoa
mua lại lữ quán Nghinh Phong làm nơi dừng chân cho du khách , tạo hệ thống nước
mưa bảo đảm đủ tưới cây trong mùa khô , chỉnh trang mặt tiền lối lên từ đường
Hạ Long …. Và còn biết bao công đoạn . Riêng về 4 bức phù điêu ở phần chân đế
tượng chúa , hai bức đã được hoàn tất trước ngày 30-4-1975 . vào lúc công trình
được tái thi công, điêu khắc gia Văn Nhân đang sinh sống tại nước ngoài ,
nguyện vọng của ông là được hoàn tất tượng chúa Giê Su trên núi Tao Phùng trước
khi nhắm mắt . Ông vui sướng nhận lời trở về quê nhà tiếp tục công việc , nhung
lực bất tong tâm , lên xuống gần 800 bậc thang bằng đá là một nỗi nhọc nhằn quá
sức chịu đựng đối với cụ già vào tuổi cổ lai hy . Nhiều khi ông phải ngồi dưới
chân núi , chỉ đạo các học trò của ông thực hiện các chi tiết trên cao . Bốn
bức phù điêu diễn tả cảnh ba nhà đạo sĩ từ phương đông đến bái lạy Chúa Hài
Đồng , cảnh bữa tiệc chia tay giữa các tông đồ và Chúa GiêSu trước ngày chịu
nạn , cảnh chúa đứng trước tòa án Philato và cảnh Chúa trao chìa khóa cho PhêRô
làm đầu hội thánh . Bốn bức phù điêu che kín bốn mặt của đế tượng Chúa là phòng
trưng bày phiên bản các bức danh họa liên quan đến kinh thánh được lưu trữ tại
các bảo tàng viện nổi tiếng như Louvre , Peterbourg , Vatican ….
. Chỉ hai năm sau ngày tái khởi công , ngày
01-12-1994, toàn bộ công trình thuộc khu vực tượng đài Chúa Kitô được hoàn
thành. Tượng đài Chúa Kitô đặt trên ngọn núi Nhỏ đối diện mũi Nghinh Phong, ở
độ cao 176m so với mặt nước biển. Tượng đài đứng giữa hướng đông nam và quay ra
biển, bên phải là núi Ô Quắn, bên trái là Hòn Bà, phía sau là thành phố Vũng
Tàu. Từ dưới bãi biển nhìn lên, tượng đài Chúa Kitô giang đôi tay sừng sững án
ngữ trên đỉnh núi cao, bao quanh là những tán cây xanh mát tạo thành một điểm
nhấn đầy ấn tượng. Từ trên cánh tay tượng đài nhìn xuống, du khách có thể nhìn
thấy thành phố Vũng Tàu với nhà cửa san sát, công viên khu công nghiệp Đông
Xuyên, hồ Thị Vải và dáng vẻ mập mờ của núi Hòn Bà được bao quanh bởi làn nước
trong xanh của biển trời Vũng Tàu.
Với chiều cao 32m, hai tay giang dài 18,40m,
trong lòng tượng có 133 bậc thang và có thể chứa khoảng 100 du khách tham quan,
mỗi bàn tay dài 2,20m, ngón giữa dài 1,10m, tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng
được xem là một trong những tượng đài về Chúa Kitô lớn nhất thế giới hiện nay.
Tượng mẫu Chúa Kitô và bốn bức phù điêu dưới chân tượng do họa sĩ kiêm điêu
khắc gia Văn Nhân thực hiện, kỹ sư Nguyễn Quảng Đức đảm trách phần họa đồ sắt
và bêtông, gần chân tượng Chúa là tượng Đức mẹ của nhà điêu khắc Xuân Quang.
Phần lớn nguyên vật liệu sử dụng cho công trình này đều là những sản phẩm trong
nước, ngoại trừ xi măng trắng được nhập khẩu từ nước ngoài. Đá và cát được chở
từ Đồng Nai, riêng đá mài ở mặt, tay, chân, tà áo, cầu thang lấy từ đá cẩm
thạch ở núi Non Nước ngoài Đà Nẵng về xay nhỏ. Đá rửa bên ngoài pho tượng là
sỏi nhỏ 3 ly sàng lọc kỹ càng lấy từ sông Đồng Nai.
Đường đi lên tượng đài dài trên 500m, rộng từ
5-10m với gần 800 bậc thang tính từ đường Hạ Long lên đến chân tượng. Đứng từ
mũi Nghinh Phong nhìn lên, sứ trắng bao quanh con đường ngoằn ngoèo uốn lượn,
bất chợt du khách có cảm giác con đường này giống một dải lụa trắng thướt tha.,
tượng đài Chúa Kitô (người dân Vũng Tàu thường gọi bằng một tên quen thuộc
Tượng Chúa giang tay) trở thành một trong những điểm tham quan không thể thiếu
của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Vũng Tàu.
Ngày nay núi Chúa là một địa điểm tham quan
mới trong hàng loạt các điểm du lịch văn hóa của Vũng Tàu thơ mộng , từ chân
núi đi lên đều có trạm dừng chân cho du khách , cây cỏ hoa lá xanh tươi , gió
lồng lộng , những bức tượng điêu khắc thật đẹp được đặt hai bên đường đi lên
đỉnh núi , lên cao một chút bạn sẽ nhìn thấy những con thuyền nhấp nhô ngoài biển
,sóng vỗ rì rào cho ta một cảm giác thật thú vị .Hãy đến và lên đỉnh núi Chúa ,
nơi đây bạn hãy nguyện xin những gì mình cần cầu xin cho dù bạn là người công
giáo hay không phải người công giáo , hãy đặt niềm tin của mình vào đấng tối
cao bạn sẽ được toại nguyện .
(Sưu
tầm)