HƠN 200 NĂM VỀ TRƯỚC
(trước năm 1800)
Ở Miền Nam
có:
o
Trấn
BIÊN HÒA
o
Phủ
PHƯỚC LONG
o
Huyện
BÌNH AN
o
Tổng
BÌNH CHÁNH
Tổng BÌNH
CHÁNH có 12 làng:
AN-THẠNH,BÌNH-ĐÁN,BÌNH-ĐỨC,BÌNH-GIAO,BÌNH-NHÂM,BÌNH-SƠN,BÌNH-THUẬN,
HÒA-THẠNH, PHÚ-HỘI,PHÚ-LONG, TÂN-THỚI, VỈNH-BÌNH.
Chưa
có:
LÀNG HƯNG
ĐỊNH
Như chúng ta
thấy ngày nay, xã Hưng Định là một vùng nhỏ, chỉ bằng một ấp của xã Bình Nhâm
hay An Thạnh, khi đó là một vùng ẩm thấp mà người quanh vùng gọi là cái Búng,
trong có nhiều đường nước nhỏ gọi là đường long, vùng rạch Cây Trâm vô tới vùng
Đất Thánh Búng, ngày nay chỉ là một con suối, nhưng khi trước nó là một đường
rạch lớn mà ghe thuyền có thể ra vào được.
Thời kỳ đó ở
Quãng Ngãi, có ông Nguyễn Thới Bình, sau khi thi đậu Bảng Nhãn, được cử chức
Tri châu, làm quan trong thời loạn lạc, mà lại vì tín hữu Công giáo, nên sau 12
năm ở quan trường, ông cáo bịnh từ chức, sang qua y nghiệp, lấy hiệu là Đức
Trọng. Mỗi năm ông thường theo ghe Bầu vào Nam bán thuốc trị bịnh, với mộng di
cư lập nghiệp.
Đến vùng
Búng, ông để ý đến cái thung lũng đó, muốn đến lập cư khai khẩn, nhưng vì cha
mẹ còn sống không bỏ đi được, đến khi ngoài 40, cha mẹ không còn và là người
Công giáo, nên ông quyết định xa lánh mặt trời, vào miền Nam để giữ đạo.
Khi lên
đường di cư vào Nam , ông với vợ và 2 con: Một gái tên là Nguyễn Thị Hưng đã có
chồng là Lê Văn Quyền, và một con trai là Nguyễn Văn Định chưa vợ.
Mới đến, ông
tá túc tại một nhà người quen ở Lái Thiêu, rồi từ từ 3 cha con vào Gò Cầy (bây
giờ là vùng từ Bình Hòa lên ngã tư Hòa Lân) cắt tranh, chặt cây làm nhà, nhà
cất ở khoảnh đất cao, cạnh (phía tây) đất thánh Búng ngày nay.
Định cư
xong, ông Bình lo sắm trâu để làm ruộng, nuôi vài con ngựa để làm phương tiện
di chuyển, nhứt là để đi làm thuốc ở những nơi xa.
Sau một thời
gian, ông ra riêng cho người con gái và con rể ở vùng Cầu Ngang và cưới vợ cho
con trai, người họ Võ ở Lái Thiêu.
Tạo được sự
nghiệp, ông Bình thường cho con rể và con trai về quê miền trung để quyến rủ bà
con thân thuộc cùng vào Nam lập nghiệp, một số người ở vùng quanh thấy có cuộc
qui dân lập ấp cũng đến. Thấy có số đông người đến ở, ông Bình đi thương lượng
với các xã xung quanh để phân chia ranh giới và xin đăng ký với Triều đình để
lập một xã mới.
Xã mới lấy tên là HƯNG ĐỊNH, xã thứ 13
trong tổng Bình Chánh.
Ông
lấy tên 2 đứa con mà đặt cho xã, người thời đó có thói quen hay cữ nói đến tên
người lớn thì lấy làm lạ lắm, ông biết được nên mới giải thích, Hưng và
Định là con của tôi, nay xã này phần lớn do bàn tay tôi tạo nên, nên nó cũng là
con của tôi, con cháu sau này khi nói đến, chúng có dịp nhớ đến ông bà tổ tiên.
Xã được phân
làm 3 ấp:
·
Ấp HƯNG
PHƯỚC (ở giữa)
·
Ấp HƯNG
LỘC
(ở lò chén Chùm sao)
·
Ấp HƯNG
THỌ
(ở Cầu Ngang)
Xã được khai
sanh với:
·
Ông Lê
Văn Quyền làm Hương Cả
·
Ông
Nguyễn Văn Định làm Xã Trưởng
Ông Bình có
đặt 2 câu liễng đối treo ở Công Sở:
XUÂN CÚC THU ĐÀO HƯNG ĐỊA VINH HUÊ VÔ
HẠN LẠC
NGỌC ĐƯỜNG KIM MÃ ĐỊNH GIA NHỰT LỆ HỮU
THỜI LAI
(Liễng đối này chỉ tồn tại tới năm 1945)
Cơ sở hành
chánh xã thường được gọi là Nhà Việc, Trụ sở chánh gọi là Nhà Hội, được xây cất
ở ấp Hưng Thọ, đối diện Cầu Ngang. Nhà Việc ấp Hưng Phước ở tại ngã ba, góc
đường nhà thờ quẹo vô lò chén Cây Sao, còn nhà Việc ấp Hưng Lộc ở gần cuối
đường lò chén.
-----------------------------------------
HỌ BÚNG
Nhóm người
Công giáo đến định cư tại vùng cái Búng, đã khai sinh ra họ đạo Búng.
Ông
Trùm đầu tiên là ông trùm Bình, nối tiếp con (Định), cháu (Tín), chắt (Kính),
vừa là Trùm xứ đạo vừa là Hươngg Cả trong làng..
Nhà thờ
đầu tiên được cất gần nhà ông Trùm (Bình) trên đất Đất Thánh ngày nay, để tiện
cho ông Trùm gìn giữ và đón đưa rước các Cha, Nhà thờ này là nhà tranh cột
chôn, chỉ tồn tại được một cỏi tranh.
Trích
trong "Ông Bình - Làng Hưng Định - Họ Đạo Búng" của LM Longinô Nguyễn
Thới Mậu.
Bấm vào đường link để xem gia phả: Ông Bình - Làng Hưng Định